TPP và những tác động đến ngành dệt may Việt Nam
(07/10/2015 - 09:09:32)
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được cả 12 nước thành viên thông qua hôm 5/10. Các cam kết sẽ đi vào thực tiễn sau khi được quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, và dệt may được cho là một trong những ngành hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định này. Tuy nhiên trên thực tế, tác động của TPP đến ngành này là sự ảnh hưởng 2 chiều.
Khi gia nhập TPP, mức thuế suất xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ giảm xuống chỉ còn một nửa, thậm chí bằng 0% thay vì mức 17% như hiện nay.
Điều này sẽ thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu đồng thời nhu cầu về nguyên liệu (bông, sợi) cũng sẽ tăng tương ứng. Bên cạnh đó, các nước tham gia TPP đa số là những đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản. Có đến 40% giá trị hàng hóa của Việt Nam được xuất sang 11 nước tham gia TPP, trong đó những mặt hàng quần áo, dệt may và da giày chiếm đến 31% tổng giá trị.
Tuy nhiên TPP sẽ không tác động một chiều mà là cả hai chiều đến doanh nghiệp Việt Nam Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) Việt bởi hiện tại ngành dệt may nước ta đang phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước ASEAN - những nước không tham gia TPP.
Chính vì phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên Việt Nam đang được xem là "miền đất hứa" đối với các DN FDI trong lĩnh vực dệt may.
Theo thống kê, năm 2014, đã có gần 20 dự án FDI mới đầu tư vào lĩnh vực dệt may, trong đó phần lớn là các DN đến từ Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong. Riêng đối với các DN Trung Quốc, quyết định chuyển hướng đầu tư này được coi là một bước đi khôn ngoan, bởi điều này sẽ giúp các DN nước này có được giấy chứng nhận hàng hóa "Made in Vietnam", từ đó được hưởng mức thuế suất cực kỳ ưu đãi thay vì mức thuế suất 37% khi vào thị trường Mỹ mà hàng "Made in China" hiện đang phải gánh chịu.
Điều này đồng nghĩa với việc sẽ khiến các DN trong nước gặp "nguy hiểm" bởi các sản phẩm có thương hiệu từ Việt Nam "thật" sẽ không thể cạnh tranh về giá so với các DN Trung Quốc khi xuất khẩu.
- Nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới xem xét xây dựng các nhà máy ở Đông Nam Á và Việt Nam (14/03/2023 - 02:50:28)
- Mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu 10 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc (25/10/2022 - 09:50:25)
- WHO cảnh báo khủng hoảng Covid-19 kéo dài tới năm 2022 (21/10/2021 - 08:31:25)
- Thành viên ASEAN đánh giá cao và ủng hộ các sáng kiến do Việt Nam đề xuất (09/03/2020 - 08:27:13)
- Hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam (20/02/2020 - 09:58:42)
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc: Đón sóng đầu tư từ các tập đoàn lớn (25/11/2019 - 02:56:34)
- Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ thương mại, du lịch quốc tế Việt - Trung (14/10/2019 - 07:10:54)
- Việt Nam lọt top 20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư năm nay (30/09/2019 - 10:12:56)
- Chính thức khởi động dự án gần 500 tỷ đồng tạo thuận lợi thương mại (10/07/2019 - 09:42:59)
- Tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam- Vương quốc Anh (28/03/2019 - 02:34:32)
- ASEAN chuẩn bị đàm phán mới về FTA (18/03/2019 - 04:35:13)
- Những trường hợp được miễn chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP (15/02/2019 - 02:39:22)
- Bảo hiểm Bảo Việt ký kết hợp tác phát triển hoạt động bảo hiểm thương mại với Bangkok Insurance (20/08/2018 - 09:32:05)
- Nhiều cơ hội hợp tác, giao thương cho doanh nghiệp Việt Nam và Bahrain (19/04/2018 - 01:56:22)
- Việt Nam - Hàn Quốc hơp tác toàn diện trong lĩnh vực môi trường (17/04/2018 - 01:46:50)
- Nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới xem xét xây dựng các nhà máy ở Đông Nam Á và Việt Nam
- Mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu 10 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc
- WHO cảnh báo khủng hoảng Covid-19 kéo dài tới năm 2022
- H&M sắp mở cửa hiệu đầu tiên tại Hà Nội
- Những kết quả quan trọng trong Tuần lễ Cấp cao APEC và Năm APEC 2017
- Hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam
- Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
- Tổ chức diễn đàn thúc đẩy thương mại, đầu tư Việt Nam - Campuchia 2017
- Thúc đẩy hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh Việt - Trung
- 11 nước TPP nhất trí thúc đẩy thỏa thuận không có Mỹ
- Thêm 7,71 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam trong quý I năm 2017
- Thúc đẩy cơ hội xúc tiến thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Thái Lan
- Việt Nam - Ấn Độ thúc đẩy quan hệ thương mại nông sản
- TP.HCM: Vốn đầu tư nước ngoài tăng hơn 61%
- Việt Nam và Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực hàng hải
- Việt Nam- Algeria tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xây dựng và dầu khí
- Nhiều doanh nghiệp Nhật đến Việt Nam tiếp thị nông nghiệp công nghệ cao
- Thúc đẩy thương mại hóa công nghệ giữa các nền kinh tế APEC
- Doanh nghiệp Việt Nam tham gia triển lãm Sirha Istanbul
- Gần 20 DN chế tạo hàng đầu Nhật Bản tham gia Hội chợ giao thương ngành chế tạo Hà Nội 2017