Khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2017
(13/12/2017 - 07:16:22)
Ngày 12-12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2017. Diễn đàn có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan T.Ư; các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp (CĐDN) trong nước và nước ngoài.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) có chủ đề VBF: 20 năm đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Theo báo Nhân dân Điện tử, phát biểu ý kiến tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng nhận thấy CĐDN ngày càng đưa ra nhiều khuyến nghị, sáng kiến hay ở tầm vĩ mô lẫn vi mô để cùng Chính phủ định hình, xây dựng ngôi nhà chung Việt Nam ngày càng to đẹp. Đánh giá cao đóng góp của VBF trong 20 năm qua và CĐDN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh niềm tin, sự hứng khởi và tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đang lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Mỗi đồng vốn đầu tư vào nền kinh tế không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT) mà cũng chính là “lá phiếu” ủng hộ đối với Chính phủ, các cấp, các ngành trong nỗ lực cải cách, xây dựng hệ thống hành chính kiến tạo, phục vụ và là nguồn động viên để Chính phủ và CĐDN chung tay cùng phát triển.
Điểm lại đánh giá của các tổ chức quốc tế về môi trường kinh doanh Việt Nam với xếp hạng ngày càng tăng, Thủ tướng nhìn nhận, Việt Nam còn phải làm nhiều việc để tiếp tục cải thiện xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, hướng tới không chỉ nhóm đầu ASEAN mà các chuẩn mực cao của OECD, đặc biệt là kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa DN FDI và DN trong nước tốt hơn, nhịp nhàng hơn như các đại biểu đã khuyến nghị.
Thủ tướng đã chỉ ra những xu hướng mới sẽ tác động đến phương thức, ý tưởng kinh doanh mới trong tương lai của CĐDN Việt Nam. Để CĐDN phát triển trong thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề: ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giúp tạo ra các kết nối thông minh, hiệu quả, giảm chi phí giao dịch, nâng cao tính cạnh tranh của DN, NĐT và nền kinh tế, nhất là tính minh bạch. Đặc biệt, Chính phủ khuyến khích tăng cường đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục và khoa học công nghệ; lấy nền tảng con người và khoa học công nghệ làm động lực của tăng trưởng trong những thập niên tới.
Chính phủ quyết tâm giữ vững ổn định vĩ mô, chính trị xã hội ổn định. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thế giới đầy bất trắc và có nhiều biến động khó lường. Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các cải cách về tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách khu vực DNNN, hệ thống tài chính, ngân hàng; xử lý nợ xấu; kiểm soát thâm hụt ngân sách và nợ công; cải cách hệ thống thuế theo hướng hiệu quả trên tinh thần giảm gánh nặng tài chính cho DN, nâng cao phúc lợi và an sinh xã hội. Đặc biệt trong ngắn hạn, Chính phủ tiếp tục sử dụng linh hoạt các công cụ tài khóa và tiền tệ để nâng đỡ nền kinh tế, thúc đẩy việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân.
Chính phủ đang tập trung cải thiện chất lượng thể chế, chính sách pháp luật theo hướng tăng cường tính minh bạch, sự lành mạnh, an toàn và hiệu quả, thúc đẩy pháp quyền, nâng cao năng lực quản trị nhà nước và quản lý kinh tế vĩ mô nhằm duy trì sự tăng trưởng; bảo đảm sự thăng tiến xã hội không ngừng, kéo tầng lớp thu nhập thấp tiến lên hội tụ với nhóm thu nhập trung bình và khá. Sự thăng tiến xã hội là chìa khóa để duy trì sự chuyển động của một vòng xoáy tích cực, thúc đẩy lẫn nhau giữa sự gia tăng tầng lớp trung lưu và tăng trưởng kinh tế. Chính CĐDN vừa là động lực, vừa là phương tiện để Chính phủ hiện thực hóa tầm nhìn và ước vọng.
Chính phủ cũng đặt kỳ vọng về một lớp DN và một thế hệ doanh nhân mới. Trên thực tế phần lớn DN Việt Nam hiện vẫn có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. “Vậy làm sao để DN Việt Nam sớm lớn mạnh để có thể vươn ra biển lớn là câu hỏi trăn trở của Chính phủ”, Thủ tướng chia sẻ và bày tỏ vui mừng khi gần đây tại Việt Nam xuất hiện nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, có năng lực cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Điều này cho thấy cơ hội trỗi dậy cho các DN Việt Nam là rất lớn. Chính phủ luôn khuyến khích tinh thần cạnh tranh công bằng giữa các loại hình DN, mong muốn các DN hoạt động kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn và khuyến khích áp dụng công nghệ quản trị hiện đại, hướng tới áp dụng các tiêu chuẩn cao của OECD.
Thủ tướng đồng tình với nhiều đại biểu rằng cái gì mà tư nhân làm được thì để tư nhân làm. Chính phủ kiến tạo môi trường đầu tư tốt cho sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, tiếp tục cải cách đổi mới, không để thụt lùi về mặt chính sách trong quá trình hội nhập sâu rộng. Chính phủ trân trọng và chào đón các NĐT và DN kinh doanh, khởi nghiệp tại Việt Nam, nhưng không hoan nghênh các hoạt động làm ăn không chân chính. Chính phủ kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các DN có hành vi gây ô nhiễm, phá vỡ tính bền vững của môi trường tự nhiên, gây ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị truyền thống văn hóa, xã hội; sử dụng lao động bất hợp pháp trẻ vị thành niên; phân biệt đối xử, ít quan tâm quyền lợi người lao động.
Thủ tướng nhấn mạnh, chính CĐDN là những người định hình nên diện mạo nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên tới, và họ cũng sẽ là một động lực quan trọng, hiện thực hóa khát vọng phồn vinh của dân tộc Việt Nam, trong đó Chính phủ đóng vai trò nhà kiến tạo phát triển.
Thủ tướng tin tưởng, VBF sẽ tiếp tục là một kênh đối thoại chính sách quan trọng và hiệu quả giữa CĐDN với Chính phủ, hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển bền vững.
- Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN: Cơ hội kết nối, hợp tác xúc tiến thương mại (14/03/2023 - 02:52:29)
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới (25/10/2022 - 09:03:00)
- 172 doanh nghiệp với 325 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022 (25/10/2022 - 09:00:21)
- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng trần lãi suất huy động và cho vay thêm 1% (25/10/2022 - 08:56:57)
- Thương mại điện tử đạt quy mô trên 16 tỷ USD (25/05/2022 - 08:20:41)
- Vingroup sắp xây nhà máy sản xuất cell pin hơn 8.800 tỷ (21/10/2021 - 08:12:53)
- Giải pháp 'mua sắm trước - trả tiền sau' trên ví điện tử (21/10/2021 - 08:09:41)
- Ngành Thuế tăng cường hỗ trợ quyết toán thuế qua mạng (09/03/2020 - 07:55:06)
- Năm 2019, thương mại 2 chiều Việt Nam-EU đạt 56,4 tỷ USD (20/02/2020 - 09:41:15)
- Gạo ST24 Việt Nam đạt giải “Gạo ngon nhất thế giới năm 2019” (25/11/2019 - 02:29:43)
- Hải Phòng khánh thành tuyến đường đôi gần 1.300 tỷ đồng tại huyện Vĩnh Bảo (14/10/2019 - 07:02:01)
- Công ty Vedan Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp xuất sắc” tỉnh Đồng Nai năm 2019 (11/10/2019 - 10:25:17)
- Nhiều chính sách lao động có hiệu lực từ tháng 10/2019 (30/09/2019 - 04:37:29)
- Đã cắt giảm 211 Chi cục thuế trên cả nước (27/09/2019 - 01:17:08)
- Giá vàng hôm nay 24/9: Vàng 9999, vàng SJC lại tăng dựng đứng (24/09/2019 - 02:48:04)
- Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN: Cơ hội kết nối, hợp tác xúc tiến thương mại
- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng trần lãi suất huy động và cho vay thêm 1%
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới
- 172 doanh nghiệp với 325 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022
- Giải pháp 'mua sắm trước - trả tiền sau' trên ví điện tử
- Thương mại điện tử đạt quy mô trên 16 tỷ USD
- Vingroup sắp xây nhà máy sản xuất cell pin hơn 8.800 tỷ
- 6 tháng đầu năm, Hải quan TP. Hà Nội thu ngân sách đạt 10.422 tỷ đồng
- Gói 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp sẽ có lãi suất thấp hơn từ 0,5 - 1,5%
- Chính phủ yêu cầu giảm lãi vay 0,5-1,5% cho nông nghiệp công nghệ cao
- Tính đến 15/3, tổng thu ngân sách Nhà nước quý I đạt 216.700 tỷ đồng
- Tổ chức tín dụng bị phá sản, người gửi tiền được bảo hiểm tối đa 75 triệu đồng
- Theo WB: Năm 2017, kinh tế Việt Nam khởi sắc và tăng trưởng cao
- Sẽ tăng giám sát ba tuyến phòng thủ ngân hàng Việt Nam
- Australia và WB hợp tác hỗ trợ Việt Nam cải cách kinh tế
- Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác xã khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
- 5 tháng, du lịch Hà Nội thu về hơn 29,2 ngàn tỷ đồng
- Tập đoàn Cao su Việt Nam đặt mục tiêu 9.000 tỷ đồng lợi nhuận vào năm 2020
- Giá hoa Đà Lạt trong dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam
- Phát động Giải thưởng Quốc gia về Hiệu quả Năng lượng trong công nghiệp