Xuất khẩu gạo nhiều tín hiệu vui
(29/09/2017 - 08:22:39)
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng gạo xuất khẩu (XK) tháng 9 ước đạt 466 nghìn tấn, giá trị đạt 210 triệu USD, đưa khối lượng XK gạo chín tháng đầu năm 2017 ước đạt 4,57 triệu tấn và 2,02 tỷ USD, tăng 20,8% về khối lượng và tăng 18,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc tiếp tục đứng đầu nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Cụ thể, xuất khẩu gạo tăng so với cùng kỳ năm 2016 cả về số lượng và trị giá nhờ sự tăng trưởng XK sang các thị trường truyền thống, như Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Bangladesh, theo cả hợp đồng tập trung và hợp đồng thương mại. Các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như Australia, một số thị trường thuộc Tây Á cũng có sự tăng trưởng mạnh.
Trong những tháng qua, tháng 8 được coi là thời điểm XK gạo bứt phá mạnh nhất khi tăng 70% về lượng và 56,8% về trị giá FOB. Lượng hợp đồng đăng ký XK cũng tăng kỷ lục với gần 842 nghìn tấn, tăng 207% so so với tháng 7-2017 và tăng gần 115% so với cùng kỳ. Phần lớn các hợp đồng này đăng ký XK nếp, gạo trắng, gạo thơm và tấm đi Trung Quốc; gạo 25% tấm đi Philippines; gạo thơm đi châu Phi; gạo Japonica đi châu Đại Dương…
Mặt hàng gạo được dự báo sẽ còn gia tăng kim ngạch XK khi mới đây, Bộ Lương thực Bangladesh thông báo mời thầu mua 50 nghìn tấn gạo đồ Non-Basmati. Đây cũng là một trong những thị trường tiềm năng của gạo Việt Nam. Do đó, tháng 5 vừa qua, Chính phủ hai nước gia hạn Bản ghi nhớ (MOU) về thương mại gạo và sẽ có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký (từ năm 2017-2022). Theo đó, mỗi năm tùy theo nhu cầu và giá cả thị trường thế giới, Việt Nam sẽ cung cấp cho Bangladesh số lượng gạo các loại lên đến một triệu tấn.
Sau lễ ký, phía Bangladesh đã thông báo mong muốn mua ngay của Việt Nam khoảng 250 nghìn - 300 nghìn tấn gạo trắng 5% tấm và mua tổng số lượng khoảng 500 nghìn tấn gạo của Việt Nam từ tháng 5 đến hết năm 2017. Nếu DN trúng gói thầu 50 nghìn tấn gạo nói trên sẽ giúp thị trường gạo tiếp tục được cải thiện tốt hơn.
Ngoài Bangladesh, Philippines cũng mở hạn ngạch nhập khẩu gạo theo cơ chế MAV (cơ chế tiếp cận thị trường tối thiểu) 2017-2018. Theo đó, lượng gạo sẽ nhập từ Việt Nam theo cơ chế MAV là 293.100 tấn (tương đương với Thái-lan). Giai đoạn 1 của NK theo cơ chế MAV sẽ bắt đầu từ 20-12-2017 đến không muộn hơn 28-2-2018. Đồng thời, Trung Quốc cũng được cho là sẽ tiếp tục NK gạo từ Việt Nam trong những tháng cuối năm với các loại gạo nếp, gạo trắng, gạo thơm, tấm… để phục vụ cho nhu cầu những tháng cuối năm.
- Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023 (14/03/2023 - 02:46:37)
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 lập kỷ lục (25/10/2022 - 09:08:36)
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới (25/10/2022 - 09:04:25)
- 2 tháng đầu năm, cả nước có 7 nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD (09/03/2020 - 08:06:37)
- Sữa đặc của Vinamilk đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc (20/02/2020 - 09:37:32)
- Xuất khẩu tôm sang Mỹ dự kiến tăng khoảng 5% trong quý cuối năm 2019 (25/11/2019 - 02:50:29)
- Thêm ba loại thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu vào Trung Quốc (14/10/2019 - 07:04:47)
- Vinamilk dẫn đầu Top 10 công ty uy tín ngành thực phẩm - đồ uống năm 2019 (11/10/2019 - 10:29:39)
- Việt Nam sẽ áp dụng chính sách xuất trả container phế liệu (27/09/2019 - 01:19:47)
- Từ tháng 11, thuế nhập khẩu dầu thô xuống còn 0% (24/09/2019 - 02:55:19)
- Nhập siêu hơn 18 tỷ USD từ Hàn Quốc (23/09/2019 - 06:52:15)
- Bộ Tài chính đề xuất chưa tăng thuế nhập khẩu thép cán nóng (18/09/2019 - 04:04:24)
- Trung Quốc tăng nhập cá ngừ Việt (13/09/2019 - 02:35:58)
- Tình hình xuất khẩu hàng hóa trong 8 tháng đầu năm 2019 (11/09/2019 - 08:41:32)
- Giá hạt tiêu giảm, xuất khẩu gặp khó (09/09/2019 - 04:52:28)
- Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 lập kỷ lục
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới
- Điện thoại và linh kiện giữ vị trí quán quân trong xuất khẩu của Việt Nam...
- Năm 2018, ngành da giày đặt mục tiêu đạt gần 20 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu
- Kim ngạch hàng hóa XNK 7 ngày nghỉ lễ đạt gần 400 triệu USD
- Đề nghị Ấn Độ sớm bãi bỏ việc tạm dừng nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam
- Hơn 53% thuốc trừ sâu ở Việt Nam được nhập từ Trung Quốc
- Saudi Arabia tạm ngừng nhập khẩu gia cầm sống từ Việt Nam
- Mỹ điều tra tủ đựng dụng cụ nhập khẩu từ Việt Nam
- Việt Nam chi hơn 11 tỷ USD nhập khẩu nông lâm thuỷ sản
- Xuất khẩu xi măng 05 tháng thu về 288 triệu USD
- Nửa đầu năm 2017, nhập khẩu bông tăng cả về lượng và trị giá
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu tháng 7 giảm hơn 1,6% so với tháng trước
- Thái Nguyên vươn lên thành địa phương xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước
- Xuất khẩu giày dép tăng trưởng gần 12% trong quý I
- Từ 13/7, bỏ chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với phân bón
- Tập đoàn Hoa Sen xuất khẩu 12 nghìn tấn tôn thành phẩm sang châu Âu
- Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 05 tháng đầu năm 2017 tăng 21,5% so với cùng kỳ
- Hoa Kỳ nâng mức thuế chống bán phá giá cá tra của Việt Nam