10 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất 10 tháng/2017
(17/11/2017 - 07:01:10)
Theo thông tin trên báo Hải quan điện tử, nhập khẩu 10 tháng/2017 có 27 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 84,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Đóng góp không nhỏ vào mức tăng đó là các nhóm hàng: máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 7,2 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 5,1 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,32 tỷ USD; xăng dầu các loại tăng 1,42 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể như sau:
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 2,53 tỷ USD, giảm 4,2% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 10 tháng/2017 đạt 27,88 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường cung cấp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác cho Việt Nam 10 tháng/2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 8,99 tỷ USD, tăng 21,8%; Hàn Quốc với 7,37 tỷ USD, tăng 61,8%; Nhật Bản với 3,5 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước; …
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tháng 10/2017 đạt gần 3,27 tỷ USD, giảm 12,7% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng/2017 đạt 30,51 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Các thị trường cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam 10 tháng/2017 chủ yếu gồm: thị trường Hàn Quốc với kim ngạch 12,51 tỷ USD, tăng 72,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 41% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với 5,69 tỷ USD, tăng 19,3%; thị trường Đài Loan với 3,19 tỷ USD, tăng 22,9%...
Vải các loại: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 997 triệu USD, tăng 9,4% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 10 tháng/2017 đạt 9,26 tỷ USD, tăng 8,4% so với tháng trước.
Các thị trường cung cấp vải các loại cho Việt Nam 10 tháng/2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 4,95 tỷ USD, tăng 11,8%; Hàn Quốc với 1,64 tỷ USD, tăng 4,7%; Đài Loan với 1,31 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước; …
Điện thoại các loại và linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 10/2017 đạt 1,9 tỷ USD, giảm 2,2% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 10 tháng /2017 đạt 12,76 tỷ USD, tăng 49,2% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt nam 10 tháng/2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 6,64 tỷ USD, tăng 35%; Hàn Quốc với 4,97 tỷ USD, tăng 63,7% so với cùng kỳ năm trước.
Sắt thép các loại: Kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 10/2017 đạt gần 1,2 triệu tấn, trị giá 792 triệu USD; tăng 13,1% về lượng và tăng 17,5% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa lượng sắt thép nhập khẩu trong 10 tháng/2017 đạt 12,7 triệu tấn, trị giá 7,48 tỷ USD, giảm 17,5% về lượng, nhưng tăng 13,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường cung cấp sắt thép các loại cho Việt Nam 10 tháng/2017 chủ yếu gồm: thị trường Trung Quốc với 6,11 triệu tấn trị giá 3,49 tỷ USD, giảm 32,5% về lượng, và giảm 4,3% về trị giá; thị trường Nhật Bản cung cấp 1,85 triệu tấn, trị giá 1,12 tỷ USD, giảm 17,7% về lượng và tăng 13,2% về trị giá. Lượng sắt thép xuất xứ Ấn Độ là 1,24 triệu tấn, trị giá 652 triệu USD, tăng 673% về lượng về lượng và và tăng 614% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Chất dẻo nguyên liệu: Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tháng 10/2017 đạt 411 nghìn tấn, trị giá 627 triệu USD, giảm 2,3% về lượng và tăng 0,3% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa lượng nhập khẩu nhóm hàng này 10 tháng/2017 đạt 4,07 triệu tấn, trị giá 6,02 tỷ USD, tăng 11% về lượng và tăng 19,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam 10 tháng/2017 chủ yếu gồm: Hàn Quốc với 739 nghìn tấn, tri giá 1,18 tỷ USD, tăng 11% về lượng và tăng 20,3% về trị giá; Ả Rập Thống Nhất với 805 ngìn tấn, trị giá 919 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và 14,9% về trị giá; Đài Loan với 553 nghìn tấn, trị giá 862 triệu USD, tăng 4,2% về lượng và 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy: Nhập khẩu nhóm hàng trong tháng đạt 470 triệu USD, tăng 4,6% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng/2017 đạt 4,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với tháng trước.
Các thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy cho Việt Nam 10 tháng/2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 1,7 tỷ USD, tăng 10,4%; Đài Loan với 416 triệu USD, tăng 5,5%; Hàn Quốc với 628 triệu USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước; …
Xăng dầu các loại: Trong tháng cả nước nhập khẩu 1,05 triệu tấn xăng dầu các loại, trị giá 604 triệu USD, tăng 16% về lượng và tăng 20,3% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa lượng nhập khẩu xăng dầu các loại 10 tháng/2017 đạt 10,55 triệu tấn, trị giá đạt hơn 5,63 tỷ USD, tăng 10,4% về lượng, và tăng 41,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường cung cấp xăng dầu cho Việt Nam trong 10 tháng/2017 chủ yếu là: Singapore với 3,71 triệu tấn, trị giá 1,82 tỷ USD, tăng 5,1% về lượng và tăng 30,8% về trị giá; Hàn Quốc với 2,41 triệu tấn, trị giá 1,49 tỷ USD, tăng 81,1% về lượng và tăng 113,3% về trị giá; Malayxia với 2,1 triệu tấn, giảm 20,1% về lượng và giảm 3,8% về trị giá.
Kim loại thường khác: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 120 nghìn tấn, trị giá 460 triệu USD, đưa lượng nhập khẩu nhóm hàng này 10 tháng/2017 đạt 1,25 triệu tấn, trị giá 4,43 tỷ USD, giảm 19,9% về lượng tuy nhiên tăng 12,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường cung cấp kim loại thường cho Việt Nam 10 tháng/2017 chủ yếu gồm: Hàn Quốc với 270 nghìn tấn, trị giá 728 triệu USD, tăng 14,3% về lượng, và tăng 40,6% về trị giá; Trung Quốc với 214 nghìn tấn, trị giá 550 triệu USD, giảm 67,1% về lượng và giảm 53,1% về trị giá; Úc với 182 nghìn tấn, trị giá 417 triệu USD, tăng 19% về lượng và tăng 44,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; …
Sản phẩm từ chất dẻo: Nhập khẩu nhóm hàng này tháng 10 đạt 475 triệu USD, giảm 7,9% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 10 tháng/2017 đạt 4,39 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước
Các thị trường cung cấp sản phẩm từ chất dẻo cho Việt Nam 10 tháng/2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 1,52 tỷ USD, tăng 26,5%; Hàn Quốc với 1,34 tỷ USD, tăng 23,1%; Nhật Bản với 645 triệu USD, với 21,1% so với cùng kỳ năm trước; …
- Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023 (14/03/2023 - 02:46:37)
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 lập kỷ lục (25/10/2022 - 09:08:36)
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới (25/10/2022 - 09:04:25)
- 2 tháng đầu năm, cả nước có 7 nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD (09/03/2020 - 08:06:37)
- Sữa đặc của Vinamilk đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc (20/02/2020 - 09:37:32)
- Xuất khẩu tôm sang Mỹ dự kiến tăng khoảng 5% trong quý cuối năm 2019 (25/11/2019 - 02:50:29)
- Thêm ba loại thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu vào Trung Quốc (14/10/2019 - 07:04:47)
- Vinamilk dẫn đầu Top 10 công ty uy tín ngành thực phẩm - đồ uống năm 2019 (11/10/2019 - 10:29:39)
- Việt Nam sẽ áp dụng chính sách xuất trả container phế liệu (27/09/2019 - 01:19:47)
- Từ tháng 11, thuế nhập khẩu dầu thô xuống còn 0% (24/09/2019 - 02:55:19)
- Nhập siêu hơn 18 tỷ USD từ Hàn Quốc (23/09/2019 - 06:52:15)
- Bộ Tài chính đề xuất chưa tăng thuế nhập khẩu thép cán nóng (18/09/2019 - 04:04:24)
- Trung Quốc tăng nhập cá ngừ Việt (13/09/2019 - 02:35:58)
- Tình hình xuất khẩu hàng hóa trong 8 tháng đầu năm 2019 (11/09/2019 - 08:41:32)
- Giá hạt tiêu giảm, xuất khẩu gặp khó (09/09/2019 - 04:52:28)
- Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 lập kỷ lục
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới
- Điện thoại và linh kiện giữ vị trí quán quân trong xuất khẩu của Việt Nam...
- Kim ngạch hàng hóa XNK 7 ngày nghỉ lễ đạt gần 400 triệu USD
- Việt Nam tiếp tục đứng đầu ASEAN về kim ngạch xuất khẩu sang Canada
- Năm 2018, ngành da giày đặt mục tiêu đạt gần 20 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu
- Đầu năm 2017, xuất siêu hơn 370 triệu USD sang Nhật Bản
- Đề nghị Ấn Độ sớm bãi bỏ việc tạm dừng nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam
- Mỹ điều tra tủ đựng dụng cụ nhập khẩu từ Việt Nam
- Xuất khẩu xi măng 05 tháng thu về 288 triệu USD
- Nửa đầu năm 2017, nhập khẩu bông tăng cả về lượng và trị giá
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu tháng 7 giảm hơn 1,6% so với tháng trước
- Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam tăng gần 55% trị giá so với cùng kỳ
- Xăng dầu đứng đầu nhóm hàng tăng trưởng xuất khẩu sang Thái Lan
- Xuất khẩu giày dép đạt hơn 13 tỉ USD
- 2 tháng đầu năm kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 55 tỷ USD
- 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực trong 02 tháng đầu năm
- Áp thuế chống phá giá đối với thép hình chữ H nhập khẩu
- Hơn 53% thuốc trừ sâu ở Việt Nam được nhập từ Trung Quốc