Ngân hàng Nhà nước bãi bỏ hàng loạt giấy phép con
(01/07/2016 - 10:30:01)
Theo thông tin trên báo Đầu tư điện tử, ngày 30/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành cùng lúc 9 Thông tư, bãi bỏ hàng loạt giấy phép con trong lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể như sau:
Thông tư ban hành đầu tiên là Thông tư số 13/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 45/2011/TT-NHNN ngày 30/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng (TCTD). Ngoài sửa đổi, bổ sung một số khái niệm, về đồng tiền cho vay, thu hồi nợ nước ngoài; Thông tư 13 đã bỏ các quy định liên quan đến điều kiện cho vay ra nước ngoài (Bãi bỏ Điều 7 và sửa đổi Khoản 1 Điều 9). Bên cạnh đó, Thông tư sa đổi Điều 10 và Điều 11 quy định về hồ sơ đăng ký và đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đồng thời, bổ sung Khoản 5 Điều 12 về cơ sở để NHNN xem xét, xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài; Sửa đổi Điều 14 quy định về tài khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài... Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/6/2016.
Thông tư ban hành thứ hai trong ngày hôm qua là Thông tư số 14/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2014/TT-NHNN ngày 06/11/2014 của Thống đốc NHNN quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và bãi bỏ một số điều của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 của Thống đốc NHNN.
Theo đó, Thông tư 14 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung về điều kiện thực hiện ủy thác, nhận ủy thác, điều kiện thực hiện hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đảm bảo phù hợp với hiệu lực thi hành Luật Đầu tư về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày1/7/2016.
Thông tư thứ ba là Thông tư 15/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2015/TT-NHNN ngày 25/12/2015 của Thống đốc NHNN quy định việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Theo đó, Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung về điều kiện cấp phép; điều kiện thực hiện hoạt động bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, cho thuê tài chính; điều kiện cho thuê tài chính bằng ngoại tệ, mua và cho thuê lại bằng ngoại tệ để đảm bảo phù hợp với Luật Đầu tư về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm 2016-2017, định hướng đên năm 2020. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016.
Thông tư thứ tư là Thông tư16/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Thống đốc NHNN quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2016.
Thông tư thứ năm là Thông tư 17/2016/TT- NHNN quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Quy chế môi giới tiền tệ ban hành kèm theo Quyết định số 351/2004/QĐ-NHNN ngày 7/4/2004 của Thống đốc NHNN. Thông tư quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm 3 phần, cụ thể: (i) Quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, nguyên tắc môi giới tiền tệ; (ii) Quy định về phạm vi môi giới tiền tệ, phương thức thực hiện môi giới tiền tệ, hợp đồng môi giới tiền tệ, phí môi giới tiền tệ, lưu trữ hồ sơ; (iii) Quy định về hiệu lực thi hành, tổ chức thực hiện. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 22/8/2016.
Thông tư thứ sáu là Thông tư 18/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lựckể từ ngày 22/8/2016.
Thông tư thứ bảy là Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, có hiệu lực từ 15/8/2016 và thay thế cho một số quyết định trước đó, nhằm bổ sung và chỉnh sửa về mặt kết cấu cũng như nội dung quy định để phù hợp với căn cứ pháp lý hiện hành cũng như thực tiễn của hoạt động thẻ ngân hàng.
Thông tư thứ tám là Thông tư 21/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2013/TT-NHNN ngày 1/3/2013 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, có hiệu lực từ 1/7/2016. Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 04/2013/TT-NHNN như: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2: “1. Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác theo Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấp phép thành lập do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp” và bãi bỏ một số quy định khác.
Thông tư cuối cùng là Thông tư 22/2016/TT-NHNN thay thế Thông tư số 28/2011/TT-NHNN ngày 1/9/2011 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực từ 15/8/2016.
- Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN: Cơ hội kết nối, hợp tác xúc tiến thương mại (14/03/2023 - 02:52:29)
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới (25/10/2022 - 09:03:00)
- 172 doanh nghiệp với 325 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022 (25/10/2022 - 09:00:21)
- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng trần lãi suất huy động và cho vay thêm 1% (25/10/2022 - 08:56:57)
- Thương mại điện tử đạt quy mô trên 16 tỷ USD (25/05/2022 - 08:20:41)
- Vingroup sắp xây nhà máy sản xuất cell pin hơn 8.800 tỷ (21/10/2021 - 08:12:53)
- Giải pháp 'mua sắm trước - trả tiền sau' trên ví điện tử (21/10/2021 - 08:09:41)
- Ngành Thuế tăng cường hỗ trợ quyết toán thuế qua mạng (09/03/2020 - 07:55:06)
- Năm 2019, thương mại 2 chiều Việt Nam-EU đạt 56,4 tỷ USD (20/02/2020 - 09:41:15)
- Gạo ST24 Việt Nam đạt giải “Gạo ngon nhất thế giới năm 2019” (25/11/2019 - 02:29:43)
- Hải Phòng khánh thành tuyến đường đôi gần 1.300 tỷ đồng tại huyện Vĩnh Bảo (14/10/2019 - 07:02:01)
- Công ty Vedan Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp xuất sắc” tỉnh Đồng Nai năm 2019 (11/10/2019 - 10:25:17)
- Nhiều chính sách lao động có hiệu lực từ tháng 10/2019 (30/09/2019 - 04:37:29)
- Đã cắt giảm 211 Chi cục thuế trên cả nước (27/09/2019 - 01:17:08)
- Giá vàng hôm nay 24/9: Vàng 9999, vàng SJC lại tăng dựng đứng (24/09/2019 - 02:48:04)
- Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN: Cơ hội kết nối, hợp tác xúc tiến thương mại
- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng trần lãi suất huy động và cho vay thêm 1%
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới
- 172 doanh nghiệp với 325 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022
- Giải pháp 'mua sắm trước - trả tiền sau' trên ví điện tử
- Thương mại điện tử đạt quy mô trên 16 tỷ USD
- Vingroup sắp xây nhà máy sản xuất cell pin hơn 8.800 tỷ
- Tính đến 15/3, tổng thu ngân sách Nhà nước quý I đạt 216.700 tỷ đồng
- Khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2017
- Sắp diễn ra triển lãm công nghiệp nhựa, in ấn và đóng gói bao bì 2017
- Thu từ dầu thô đến 15/3 đạt khoảng 9 nghìn tỷ đồng
- Siết quản lý hóa chất, methanol sản xuất rượu
- TP.HCM: Thu hút đầu tư FDI tăng gần 46%
- 5 tháng, du lịch Hà Nội thu về hơn 29,2 ngàn tỷ đồng
- Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam
- Tổ chức tín dụng bị phá sản, người gửi tiền được bảo hiểm tối đa 75 triệu đồng
- Doanh số bán lẻ trực tuyến hàng tiêu dùng nhanh đang tăng mạnh
- Doanh nghiệp đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tăng mạnh
- Triển lãm quốc thiết bị và công nghệ in thêu dệt may tại Việt Nam - Vietnam Texprint 2017
- Ngành trái cây có tốc độ bứt phá nhanh và bền vững