Lần đầu tiên Bộ Giáo dục đưa ra tiêu chuẩn với giảng viên sư phạm
(28/02/2018 - 01:57:05)
Ngày 26/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Thông tư quy định chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm áp dụng với giảng viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Ngoài các tiêu chí về một giảng viên sư phạm "chuẩn", thông tư này còn đưa ra quy trình đánh giá, xếp loại. Hàng năm, giảng viên sư phạm phải tự đánh giá độ đạt chuẩn theo 18 tiêu chí. Hội đồng của trường sẽ xét duyệt ba năm một lần.
Theo dự thảo, giảng viên sư phạm phải đáp ứng năm tiêu chuẩn về phẩm chất nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực phát triển quan hệ xã hội.
Về phẩm chất nghề nghiệp, giảng viên cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, được đồng nghiệp, người học và cộng đồng tin cậy, yêu mến, kính trọng.
Giảng viên sư phạm phải đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; biết sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giảng dạy và nghiên cứu; biết vận dụng các phương pháp, kỹ thuật trong thiết kế và tổ chức dạy học; đồng thời phải thiết kế, sử dụng được các công cụ đánh giá, kết quả đánh giá.
Về nghiên cứu khoa học, giảng viên sư phạm cần thực hiện thành công các đề tài, dự án nghiên cứu gắn với đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Sau đó, họ phải công bố kết quả nghiên cứu và xuất bản học liệu, hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho người học.
Ngoài những tiêu chí trên, giảng viên sư phạm cần tích cực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ; phát triển quan hệ với các tổ chức xã hội, giáo viên, người học, giới khoa học chuyên ngành và các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp.
Mỗi giảng viên được đánh giá theo từng tiêu chí và xếp loại chung. Theo đó, mỗi tiêu chí đánh giá được xếp theo ba mức (đạt, khá và tốt). Xếp loại chung được căn cứ vào kết quả đánh giá theo từng tiêu chí.
Việc đánh giá được căn cứ theo nguồn thông tin, các minh chứng, kết quả tự đánh giá của giảng viên; đánh giá và kết quả khảo sát của các bên liên quan. Thông tin này được thu thập thường xuyên bằng phần mềm đánh giá trực tuyến của cơ sở đào tạo giáo viên và là căn cứ để xem xét mức độ đạt chuẩn của giảng viên.
Về quy trình, giảng viên sẽ tự đánh giá dựa trên nguồn thông tin về hoạt động, thành tích đạt được, phản hồi của người học... Sau khi có kết quả, hội đồng khoa, bộ môn trực thuộc sẽ đánh giá, xếp loại năng lực, chỉ ra điểm mạnh, điểm tồn tại của giảng viên và đưa góp ý; đồng thời tổng hợp kết quả cho bộ phận tổ chức cán bộ của trường. Cuối cùng, hội đồng đánh giá của trường sẽ phê duyệt kết quả đó.
Giảng viên sư phạm phải tự đánh giá hàng năm. Khoa, bộ môn trực thuộc và hội đồng của trường sẽ tổ chức đánh giá giảng viên ba năm một lần dựa trên những kết quả tự đánh giá hàng năm và những minh chứng đã thu thập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến từ năm 2018 đến 2020, sử dụng kết quả đánh giá hàng năm để xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng năng lực đội ngũ cho giảng viên. Giai đoạn từ năm 2021 trở đi, kết quả này còn được sử dụng để tuyển dụng, điều động và luân chuyển giảng viên.
Dự thảo Thông tư quy định Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm được xin ý kiến góp ý đến hết ngày 26/4./.
- Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – thành thói quen” (14/03/2023 - 02:37:23)
- Trao giải lần thứ hai Cuộc thi viết chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (25/10/2022 - 09:19:59)
- Chủ tịch Quốc hội: Các gói hỗ trợ an sinh xã hội được làm rất tốt, hiệu quả (21/10/2021 - 08:19:38)
- Học sinh khối 9 và 12 sẽ học qua truyền hình (09/03/2020 - 08:15:31)
- Hà Nội: Quyết định cho học sinh tiếp tục nghỉ học hay không vào chiều 21/2 (20/02/2020 - 09:51:37)
- ASEAN tăng cường hợp tác quốc phòng trong ứng phó với dịch bệnh (20/02/2020 - 09:46:14)
- Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá lại "Chương trình thực nghiệm" (25/11/2019 - 02:25:27)
- 9 nước tham dự 'Liên hoan Xiếc quốc tế 2019' tại Hà Nội (14/10/2019 - 07:20:45)
- TP.HCM xây dựng mô hình trường học thông minh tại 5 trường (24/09/2019 - 03:01:10)
- Ký ức Hội An đón lượt khách thứ 1 triệu (23/09/2019 - 06:54:43)
- Lần đầu tiên hai trường đại học Việt Nam lọt top 1.000 thế giới (12/09/2019 - 09:19:54)
- Đối thoại, giao lưu âm nhạc đương đại Indonesia - Việt Nam (06/09/2019 - 08:36:35)
- Trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho 391 nghệ sĩ (29/08/2019 - 10:19:57)
- Những hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 20 năm phong trào "Thanh niên tình nguyện" (22/08/2019 - 08:52:18)
- Học sinh Việt Nam giành 7 huy chương Olympic quốc tế Thiên văn học (14/08/2019 - 09:02:59)
- Trao giải lần thứ hai Cuộc thi viết chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – thành thói quen”
- Chủ tịch Quốc hội: Các gói hỗ trợ an sinh xã hội được làm rất tốt, hiệu quả
- Bộ GD&ĐT sửa lại quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016
- Bộ GD&ĐT công bố đường dây nóng hoạt động 24/24h trong suốt thời gian thi THPT quốc gia 2018
- Bộ GD&ĐT yêu cầu báo cáo tình hình việc làm sau tốt nghiệp
- Thanh Hóa hỗ trợ hơn 42 tỷ đồng tiền ăn, nhà ở cho học sinh
- 8 trường Đại học Việt Nam vào top 100 Đông Nam Á
- Triển lãm 'Di sản Phật giáo' tại Hà Nội
- Bế mạc Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ hai
- Phát hành trên 100 triệu bản SGK với giá ổn định
- Việt Nam đoạt hai Huy chương bạc tại Cuộc thi Toán học thế giới
- Festival Huế lần thứ X - 2018 sẽ diễn ra từ ngày 27/4 - 02/5/2018
- Việt Nam giành giải thưởng du lịch thế giới World Travel Awards
- Việt Nam đoạt 7 huy chương vàng ảnh quốc tế tại Ấn Độ
- Công trình vật lý của Việt Nam lần đầu xuất hiện trên tạp chí quốc tế
- Chùa Bổ Đà đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
- Trình Chính phủ thêm tám nghệ sĩ xét duyệt trao giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước
- Chùa Bổ Đà đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt
- Gần 2,3 triệu bản sách tham gia Hội sách Cần Thơ lần II