Kim ngạch xuất khẩu dệt may vượt mục tiêu

(11/12/2017 - 04:46:09)

Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), mặc dù gặp nhiều khó khăn trở ngại trong năm 2017, nhất là với áp lực của Hiệp định thương mại TPP bị dừng lại, nhưng với với quyết tâm cao, ngành dệt may đã từng bước ổn định, vượt qua thách thức, đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt mức tăng trưởng cao, dự kiến đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với cùng kỳ năm 2016. 

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong 2 tháng cuối năm đạt 5,27 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2017 đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2016, vượt mục tiêu đề ra đầu năm. Trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 25,91 tỷ USD tăng 8,7% so với năm 2016; xuất khẩu vải đạt 1,07 tỷ USD giảm nhẹ 0,65%; xuất khẩu xơ sợi ước đạt 3,51 tỷ USD. Đáng chú ý, giá trị thặng dư thương mại đạt 15,51 tỷ USD, tăng 7,15% so với năm 2016.


Kết quả hình ảnh cho dệt may

Năm 2017, ngành dệt may phát triển đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, bên cạnh những thị trường xuất khẩu chính được giữ vững như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn đạt mức tăng trưởng tốt, một số thị trường có sự bứt phá như: Trung Quốc, Nga, Campuchia... Đồng thời, các doanh nghiệp dệt may cũng phát triển đa dạng các mặt hàng xuất khẩu. Ngoài các mặt hàng dệt may truyền thống thì các mặt hàng có giá trị tăng cao như vải, xơ sợi, vải địa kỹ thuật, phụ liệu dệt may cũng có sự tăng trưởng rất tốt. 

Có được kết quả trên là do toàn ngành đã vận dụng hết sức hiệu quả công nghệ quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là đã từng bước áp dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tinh giản bộ máy, nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đạt giá trị gia tăng cao hơn.

Song song với các giải pháp cho phát triển xuất khẩu, toàn ngành cũng tập trung xây dựng các giải pháp cho phát triển thị trường nội địa, xây dựng các thương hiệu của thời trang Việt Nam.

Hiệp hội Dệt may đã kiến nghị lên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Chính phủ về những bất cập trên để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dệt may- ông Cẩm cho biết thêm. 

Đánh giá về năm 2018, ông Trương Văn Cẩm cho hay, khả năng kinh tế thế giới ổn đinh và có mức tăng trưởng cao hơn so với năm 2017. Do vậy, tiếp đà tăng trưởng của năm 2017, cùng với những nỗ lực của ngành dệt may, cũng như những giải pháp tháo gỡ khó khăn mà Chính phủ cùng các Bộ ngành đang quyết liệt thực hiện, ngành dệt may dự kiến sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu từ 33,5-34 tỷ USD trong năm tới.