Xuất khẩu 7 tháng: Sức vươn của khối doanh nghiệp nội
(09/08/2018 - 10:08:30)
Theo Bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam tiếp tục xuất siêu. Một điểm đáng lưu ý là, bên cạnh sự nổi trội, xuất siêu như thường lệ của khối doanh nghiệp FDI thì doanh nghiệp nội địa cũng đã ghi nhận sự bứt phá trong tăng trưởng xuất khẩu.
Tăng trưởng XK vượt khối FDI
Tính đến hết tháng 7, tổng kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2017, ước đạt 264,32 tỷ USD. Trong đó, XK tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá với mức tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng trưởng phấn đấu đạt được cho cả năm 2018, bằng 56,5% kế hoạch năm.
Về cơ cấu hàng XK, riêng trong tháng 7, kim ngạch XK của 2 nhóm hàng chính là nhóm công nghiệp chế biến và nhóm nông, thủy sản giảm lần lượt là 2,7% và 6,2% so với tháng 6. Trái lại, kim ngạch XK nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản tăng khá mạnh, tăng 15,4% so với tháng 6. Tuy vậy, khi tính chung 7 tháng đầu năm, nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng XK hàng hóa của Việt Nam khi chiếm tới 81,8% tổng kim ngạch XK hàng hóa. Trong đó, nhiều mặt hàng chủ lực của nhóm công nghiệp chế biến đạt mức tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm trước, gồm: Điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng...
Ở mặt thị trường, châu Á vẫn tiếp tục là thị trường duy trì tăng trưởng XK cao so với cùng kỳ (tăng 20,6%) và chiếm tỷ trọng chính trong tổng kim ngạch XK (chiếm 52,5%). Các thị trường còn lại có mức tăng khá.
Về cán cân thương mại, tính riêng tháng 7, dù nhập siêu quay trở lại với kim ngạch 300 triệu USD, song tính chung 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam vẫn xuất siêu 3,06 tỷ USD. Không có nhiều thay đổi so với từ trước tới nay, khu vực FDI vẫn xuất siêu và khu vực DN nội địa nhập siêu. Cụ thể, khu vực FDI (kể cả dầu thô) xuất siêu 18,1 tỷ USD. Nhập siêu của khu vực DN trong nước ước đạt 15,1 tỷ USD. Đại diện Bộ Công Thương đánh giá, mức xuất siêu trong 7 tháng đầu năm đã góp phần bảo đảm cán cân thanh toán và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong nước.
Triển khai hiệu quả các FTA
Bộ Công Thương nhận định: Kinh tế thế giới trong 7 tháng đầu năm giữ được đà tăng trưởng tích cực, hợp tác và liên kết kinh tế, thương mại khu vực và liên khu vực tiếp tục được đẩy mạnh. Tuy nhiên, môi trường kinh tế toàn cầu còn nhiều yếu tố khó lường, trong đó nổi lên là chủ nghĩa bảo hộ và cọ sát thương mại gia tăng mạnh làm tăng rủi ro chiến tranh thương mại toàn cầu. Xung đột thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc sẽ làm tỷ giá VND/USD diễn biến rất phức tạp và gây nhiều khó khăn cho hoạt động điều hành tỷ giá và XNK.
Bộ Công Thương xác định trọng tâm trước mắt là tập trung hoàn thành việc phê chuẩn và đưa hai hiệp định quan trọng là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đi vào thực thi vào năm 2019, tạo động lực mới cho tăng trưởng XK của Việt Nam trong năm 2019 cũng như những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng sẽ thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực, các cam kết trong WTO và Cộng đồng Kinh tế ASEAN để mở rộng thị trường XK, kiểm soát có hiệu quả NK; tích cực chuẩn bị cho việc thực thi hiệu quả các FTA thế hệ mới…; theo dõi sát diễn biến cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc để có những phản ứng chủ động, kịp thời, đặc biệt là trong công tác kiểm soát NK và điều hành tỷ giá để đảm bảo tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định cho hoạt động XNK cũng như đầu tư trong bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ thế giới có nhiều biến động phức tạp...
- Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023 (14/03/2023 - 02:46:37)
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 lập kỷ lục (25/10/2022 - 09:08:36)
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới (25/10/2022 - 09:04:25)
- 2 tháng đầu năm, cả nước có 7 nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD (09/03/2020 - 08:06:37)
- Sữa đặc của Vinamilk đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc (20/02/2020 - 09:37:32)
- Xuất khẩu tôm sang Mỹ dự kiến tăng khoảng 5% trong quý cuối năm 2019 (25/11/2019 - 02:50:29)
- Thêm ba loại thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu vào Trung Quốc (14/10/2019 - 07:04:47)
- Vinamilk dẫn đầu Top 10 công ty uy tín ngành thực phẩm - đồ uống năm 2019 (11/10/2019 - 10:29:39)
- Việt Nam sẽ áp dụng chính sách xuất trả container phế liệu (27/09/2019 - 01:19:47)
- Từ tháng 11, thuế nhập khẩu dầu thô xuống còn 0% (24/09/2019 - 02:55:19)
- Nhập siêu hơn 18 tỷ USD từ Hàn Quốc (23/09/2019 - 06:52:15)
- Bộ Tài chính đề xuất chưa tăng thuế nhập khẩu thép cán nóng (18/09/2019 - 04:04:24)
- Trung Quốc tăng nhập cá ngừ Việt (13/09/2019 - 02:35:58)
- Tình hình xuất khẩu hàng hóa trong 8 tháng đầu năm 2019 (11/09/2019 - 08:41:32)
- Giá hạt tiêu giảm, xuất khẩu gặp khó (09/09/2019 - 04:52:28)
- Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 lập kỷ lục
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới
- Điện thoại và linh kiện giữ vị trí quán quân trong xuất khẩu của Việt Nam...
- Kim ngạch hàng hóa XNK 7 ngày nghỉ lễ đạt gần 400 triệu USD
- Saudi Arabia tạm ngừng nhập khẩu gia cầm sống từ Việt Nam
- Nửa đầu năm 2017, nhập khẩu bông tăng cả về lượng và trị giá
- Năm 2018, ngành da giày đặt mục tiêu đạt gần 20 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu
- Hơn 53% thuốc trừ sâu ở Việt Nam được nhập từ Trung Quốc
- Việt Nam chi hơn 11 tỷ USD nhập khẩu nông lâm thuỷ sản
- Xuất khẩu xi măng 05 tháng thu về 288 triệu USD
- Xuất khẩu dệt may và giày dép thu về 15 tỷ USD trong 05 tháng
- Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm tăng mạnh
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu tháng 7 giảm hơn 1,6% so với tháng trước
- Áp thuế tự vệ phân bón DAP, MAP nhập khẩu trong 2 năm
- Đề nghị Ấn Độ sớm bãi bỏ việc tạm dừng nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam
- 28 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD
- Cá tra XK sang Tây Ban Nha giảm mạnh
- Thái Nguyên vươn lên thành địa phương xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước
- Mỹ điều tra tủ đựng dụng cụ nhập khẩu từ Việt Nam