Trái cây Việt Nam rộng đường "xuất ngoại"
(23/11/2016 - 06:57:54)
Cùng với sự hội nhập quốc tế và việc loại bỏ nhiều rào cản kỹ thuật, trái cây Việt Nam đang ngày càng rộng đường xuất khẩu hơn. Thời gian qua, nhiều loại trái cây của Việt Nam đã thâm nhập vào những thị trường khó tính.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ tính 9 tháng năm 2016 xuất khẩu (XK) trái cây Việt Nam đã đạt giá trị gần 1,8 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2015, giá trị gần bằng giá trị XK của cả năm 2015 và lần đầu tiên XK vượt gạo.
Hiện XK trái cây đã đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp và đứng thứ 3 về giá trị trong danh sách 9 sản phẩm nông lâm ngư nghiệp. Trong số 29 loại trái cây XK của Việt Nam, thanh long chiếm vị trí đầu bảng với giá trị XK đạt hơn 700 triệu USD, tương đương gần 50% tổng giá trị XK. Tiếp theo là nhãn, dưa hấu... đều tăng trưởng ấn tượng. Măng cụt đã được cấp phép XK sang thị trường Mỹ, vải thiều Bắc Giang đã được đưa sang Australia... Tương lai là những loại trái cây đặc sản khác như thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, măng cụt sẽ sớm gia tăng được khối lượng sau khi được các thị trường đầy tiềm năng như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... phê duyệt.
Hiện trái cây trong nước đã thỏa mãn điều kiện nhập khẩu khắt khe của nhiều nước. Đến nay đã có 4 loại trái cây gồm thanh long, chôm chôm, nhãn, vải thiều đã XK sang Mỹ và ngành chức năng đang đàm phán đưa thêm xoài, vú sữa sang thị trường này. Tại thị trường Australia, trái vải đã thâm nhập thành công và trong tương lai gần sẽ là xoài, thanh long. Còn tại Nhật, sau quá trình đàm phán gian nan, xây dựng thành công quy trình xử lý dịch hại, trái xoài và thanh long đã được đến tay người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trái cây trong nước lại đang đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững khi vẫn chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên nguồn cung khó bảo đảm cả số lượng lẫn chất lượng. Trong khi đó doanh nghiệp XK trái cây còn yếu và thiếu kinh nghiệm giao thương, quản lý.
Theo các chuyên gia kinh tế, dù XK trái cây liên tục tăng mạnh nhưng hầu hết đều tiêu thụ dưới dạng quả chín, tươi sau khi thu hoạch. Tỷ lệ các loại trái cây chế biến, phơi sấy, đóng hộp, nước ép... chiếm không đáng kể. Để duy trì và mở rộng thị trường cần phải quy hoạch lại vùng sản xuất trái cây XK và xây dựng khung chất lượng bảo đảm các tiêu chí. Hiện ngành nông nghiệp đã chú trọng phát triển 12 loại trái cây chủ lực gồm: Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu và quýt. Mặt khác, Nhà nước cần tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp hợp tác với nhóm sản xuất có cơ chế phù hợp để mang lại lợi ích cao nhất cho người sản xuất.
- Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023 (14/03/2023 - 02:46:37)
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 lập kỷ lục (25/10/2022 - 09:08:36)
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới (25/10/2022 - 09:04:25)
- 2 tháng đầu năm, cả nước có 7 nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD (09/03/2020 - 08:06:37)
- Sữa đặc của Vinamilk đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc (20/02/2020 - 09:37:32)
- Xuất khẩu tôm sang Mỹ dự kiến tăng khoảng 5% trong quý cuối năm 2019 (25/11/2019 - 02:50:29)
- Thêm ba loại thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu vào Trung Quốc (14/10/2019 - 07:04:47)
- Vinamilk dẫn đầu Top 10 công ty uy tín ngành thực phẩm - đồ uống năm 2019 (11/10/2019 - 10:29:39)
- Việt Nam sẽ áp dụng chính sách xuất trả container phế liệu (27/09/2019 - 01:19:47)
- Từ tháng 11, thuế nhập khẩu dầu thô xuống còn 0% (24/09/2019 - 02:55:19)
- Nhập siêu hơn 18 tỷ USD từ Hàn Quốc (23/09/2019 - 06:52:15)
- Bộ Tài chính đề xuất chưa tăng thuế nhập khẩu thép cán nóng (18/09/2019 - 04:04:24)
- Trung Quốc tăng nhập cá ngừ Việt (13/09/2019 - 02:35:58)
- Tình hình xuất khẩu hàng hóa trong 8 tháng đầu năm 2019 (11/09/2019 - 08:41:32)
- Giá hạt tiêu giảm, xuất khẩu gặp khó (09/09/2019 - 04:52:28)
- Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 lập kỷ lục
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới
- Điện thoại và linh kiện giữ vị trí quán quân trong xuất khẩu của Việt Nam...
- Việt Nam tiếp tục đứng đầu ASEAN về kim ngạch xuất khẩu sang Canada
- Thủy sản quyết thu về 9 tỷ USD giá trị xuất khẩu 4 năm tới
- Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam tăng gần 55% trị giá so với cùng kỳ
- 2 tháng, người Việt chi 1.770 tỷ đồng nhập khẩu đá quý, kim loại quý
- Người Việt chi gần 3 triệu USD/ngày nhập rau quả ngoại
- Việt Nam chính thức ngừng nhập khẩu thịt bò từ Brazil
- Saudi Arabia tạm ngừng nhập khẩu gia cầm sống từ Việt Nam
- Tập đoàn Hoa Sen xuất khẩu 12 nghìn tấn tôn thành phẩm sang châu Âu
- Kim ngạch xuất khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm tăng hơn 21%
- Nửa đầu năm 2017, nhập khẩu bông tăng cả về lượng và trị giá
- Trong thời gian tới, giá cá tra khả năng không tăng
- Nhiều loại nông sản Sơn La rộng đường xuất khẩu
- Từ 1/1/2018 áp dụng biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi mới
- Năm 2018, ngành da giày đặt mục tiêu đạt gần 20 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu
- Đề nghị Hoa Kỳ cân nhắc kỹ việc hạn chế nhập khẩu sản phẩm nhôm, thép
- Hai tháng đầu năm, xuất khẩu thép sang Mỹ tăng mạnh