Thành lập Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia HN
(23/02/2017 - 02:10:13)
Sáng 22-2, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Viện Trần Nhân Tông (thuộc ĐHQGHN). Viện Trần Nhân Tông là đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về Phật học, tư tưởng Trần Nhân Tông, và sẽ là nơi đầu tiên triển khai đào tạo bậc Tiến sĩ về Phật học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện đại.
Viện Trần Nhân Tông là một trong 5 viện nghiên cứu của ĐHQGHN được Thủ tướng Chính phủ thành lập. Theo Quyết định thành lập, Viện Trần Nhân Tông được quy định là viện nghiên cứu khoa học, đồng thời là cơ sở giáo dục đại học thành viên thuộc ĐHQGHN, tổ chức và hoạt động theo loại hình tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; trụ sở đặt tại TP Hà Nội.
Sứ mệnh của Viện Trần Nhân Tông là: Tiên phong, nòng cốt trong nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa, tư tưởng và bản sắc dân tộc, di sản tinh thần Trần Nhân Tông văn hóa đời Trần và văn hóa truyền thống nói chung; là trung tâm giao lưu, tập hợp nhà nghiên cứu về Trần Nhân Tông trên khắp thế giới để phát triển bền vững.
PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐHQGHN, kiêm giữ chức Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông; Phó Viện trưởng là PGS, TS Lại Quốc Khánh, nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Chính trị học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
ĐHQGHN cho biết, để Viện đi vào hoạt động có nhiều bước triển khai trong đó có quá trình xây dựng đề án, điều tra khảo sát, trao đổi về định hướng lâu dài trong nghiên cứu và đào tạo của Viện, đặc biệt là kiến tạo chương trình đào tạo thí điểm tiến sĩ Phật học và các định hướng đào tạo ngắn hạn khác.
ĐHQGHN cũng chuẩn bị cho những nghiên cứu sâu về Phật học và thiền phái Trúc Lâm, đồng thời xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu cũng như những kế hoạch nghiên cứu lâu dài. Đặc biệt những chuẩn bị về nguồn nhân lực để triển khai các hoạt động Viện gồm đội ngũ các nhà khoa học đến từ ĐHQGHN cùng các đơn vị trong và ngoài nước, có cả những nhà tu hành được đào tạo bài bản ở nước ngoài cùng tham gia. Dự kiến khóa đào tạo Tiến sĩ Phật học đầu tiên của Việt Nam sẽ tuyển sinh vào tháng 9-2017.
Đề án thí điểm đào tạo tiến sĩ Phật học sẽ được thiết kế dựa theo thông lệ đào tạo tiến sĩ Phật học trên thế giới, chú ý tới đặc điểm Phật giáo Việt Nam, Trúc Lâm và tư tưởng Trần Nhân Tông. Các đề tài, luận án sẽ ưu tiên nghiên cứu giải quyết các vấn đề của Phật giáo Trúc Lâm, Phật giáo Việt Nam và các vấn đề Phật giáo và xã hội, con người đương đại. Tiến sĩ Phật học cũng cần có những trải nghiệm thực tế bên cạnh những nghiên cứu sâu về lý thuyết: những vấn đề đặt ra trong quản lý tôn giáo, chùa chiền, lễ hội; năng lực cần có của những người đi thuyết pháp và việc sử dụng công nghệ hiện đại trong việc thể hiện những điểm mới, tiên tiến...
ĐHQGHN cho biết sẽ hướng đến những quan hệ quốc tế để hỗ trợ cho chương trình này trong quá trình đào tạo và thực tập, trong đó đặc biệt chú trọng tới quan hệ của Viện trong mối liên hệ với các quốc gia Đông Á, châu Âu, Ấn Độ, Hoa Kỳ để chương trình đào tạo có chất lượng tốt nhất.
Hiện ĐHQGHN đã giao cho Viện Trần Nhân Tông quản lý và sử dụng 5 phòng làm việc tại tầng 8, Tòa nhà C1T - số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, với tổng diện tích khoảng 350m2. Viện sẽ được xây dựng cơ sở mới khang trang tại núi Hòa Quang, trong khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc.
- Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – thành thói quen” (14/03/2023 - 02:37:23)
- Trao giải lần thứ hai Cuộc thi viết chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (25/10/2022 - 09:19:59)
- Chủ tịch Quốc hội: Các gói hỗ trợ an sinh xã hội được làm rất tốt, hiệu quả (21/10/2021 - 08:19:38)
- Học sinh khối 9 và 12 sẽ học qua truyền hình (09/03/2020 - 08:15:31)
- Hà Nội: Quyết định cho học sinh tiếp tục nghỉ học hay không vào chiều 21/2 (20/02/2020 - 09:51:37)
- ASEAN tăng cường hợp tác quốc phòng trong ứng phó với dịch bệnh (20/02/2020 - 09:46:14)
- Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá lại "Chương trình thực nghiệm" (25/11/2019 - 02:25:27)
- 9 nước tham dự 'Liên hoan Xiếc quốc tế 2019' tại Hà Nội (14/10/2019 - 07:20:45)
- TP.HCM xây dựng mô hình trường học thông minh tại 5 trường (24/09/2019 - 03:01:10)
- Ký ức Hội An đón lượt khách thứ 1 triệu (23/09/2019 - 06:54:43)
- Lần đầu tiên hai trường đại học Việt Nam lọt top 1.000 thế giới (12/09/2019 - 09:19:54)
- Đối thoại, giao lưu âm nhạc đương đại Indonesia - Việt Nam (06/09/2019 - 08:36:35)
- Trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho 391 nghệ sĩ (29/08/2019 - 10:19:57)
- Những hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 20 năm phong trào "Thanh niên tình nguyện" (22/08/2019 - 08:52:18)
- Học sinh Việt Nam giành 7 huy chương Olympic quốc tế Thiên văn học (14/08/2019 - 09:02:59)
- Trao giải lần thứ hai Cuộc thi viết chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – thành thói quen”
- Chủ tịch Quốc hội: Các gói hỗ trợ an sinh xã hội được làm rất tốt, hiệu quả
- Bộ GD&ĐT sửa lại quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016
- Bộ GD&ĐT công bố đường dây nóng hoạt động 24/24h trong suốt thời gian thi THPT quốc gia 2018
- Bộ GD&ĐT yêu cầu báo cáo tình hình việc làm sau tốt nghiệp
- Thanh Hóa hỗ trợ hơn 42 tỷ đồng tiền ăn, nhà ở cho học sinh
- 8 trường Đại học Việt Nam vào top 100 Đông Nam Á
- Việt Nam đoạt 7 huy chương vàng ảnh quốc tế tại Ấn Độ
- Công trình vật lý của Việt Nam lần đầu xuất hiện trên tạp chí quốc tế
- Trình Chính phủ thêm tám nghệ sĩ xét duyệt trao giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước
- Khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn
- Triển lãm 'Di sản Phật giáo' tại Hà Nội
- Hội chợ sách quốc tế Việt Nam lần thứ 6-2017 đã có 94 đơn vị tham dự
- TP. Hồ Chí Minh: Gần 48.000 hồ sơ thuộc lĩnh vực Công Thương được giải quyết đúng hạn
- Các quy định về giấy tờ tùy thân được lên máy bay sẽ vẫn như cũ
- Đà Nẵng: Khai mạc Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2018
- Hơn 10 vạn lượt người tham dự Lễ hội đền Thượng Xuân Đinh Dậu 2017
- TP.HCM: Hơn 150 gian hàng quy tụ trong Tuần lễ Đông y năm 2017
- Chùa Bổ Đà đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt