Cần thay đổi chiến lược về thị trường xuất khẩu gạo
(11/10/2016 - 04:29:21)
Trong bài viết đăng “Cần thay đổi chiến lược thị trường xuất khẩu gạo” trên báo Nhân dân điện tử hôm nay, tác giả đã nêu ra một số thay đổi chiến lược vè thị trường để ngăn chặn đà suy giảm và lấy lại tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gạo.
Thông tin cho biết, kết thúc quý III-2016, ngành nông nghiệp đã lấy lại đà tăng trưởng sau sáu tháng đầu năm tăng trưởng âm, nhờ nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng khá như rau quả, hồ tiêu, điều… Tuy nhiên, trong bối cảnh chung ấy, gạo - mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhiều năm trở lại đây, tiếp tục gặp khó, khi xuất khẩu chín tháng qua sụt giảm đến 16,4% về khối lượng và giảm 12,5% về giá trị so cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,76 triệu tấn, với giá trị 1,69 tỷ USD và đứng trước nguy cơ bị thu hẹp thị trường. |
Nguyên nhân xuất khẩu gạo giảm cả về lượng và giá trị, trước hết do giá gạo xuất khẩu của thế giới nửa đầu năm nay giảm mạnh, như Thái-lan giảm giá 10,5%, chỉ còn 440 USD/tấn. Cùng với việc một số nước trong khu vực và trên thế giới giảm nhập khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam, như Trung Quốc giảm 21,6%, Phi-li-pin giảm 66,4%, Ma-lai-xi-a giảm 54,8%, Xin-ga-po giảm 36,3% và Mỹ giảm 37,6%... Trong khi đó, từ nay đến cuối năm, triển vọng tăng tốc xuất khẩu gạo của Việt Nam vào các thị trường này là không nhiều. Vì vậy, để ngăn chặn đà suy giảm và lấy lại tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu gạo, chúng ta cần thay đổi chiến lược về thị trường. Theo đó, ngoài những thị trường truyền thống mà dư địa tăng trưởng không còn nhiều, phải chuyển hướng tìm những thị trường mới, có tiềm năng hơn. Thí dụ như các nước châu Phi, nơi có nhiều cơ hội cho những loại gạo phân khúc trung bình và mức giá vừa phải, đáp ứng được yêu cầu của các nước trong khu vực này. Hơn nữa, trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản từng có tiền lệ: Khi các thị trường chủ lực hết dư địa và khó khăn trong tăng trưởng, nếu kịp thời chuyển hướng chiến lược để khai thông thị trường mới thì tốc độ tăng trưởng sẽ tiếp tục được duy trì, thậm chí mở rộng hơn, như mặt hàng vải quả, thanh long là những thí dụ điển hình. Nhìn rộng ra cả ngành nông nghiệp, có lẽ đã đến lúc chúng ta cần thay đổi tư duy và nhìn nhận về phát triển lúa gạo trong tương quan với các ngành hàng khác. Có nhất thiết sản xuất một lượng lương thực dư thừa bằng 30% sản lượng để bảo đảm an ninh lương thực, trong khi người nông dân trồng lúa có giá trị gia tăng rất thấp? Nên chăng tập trung nguồn lực cho một số ngành hàng nông sản xuất khẩu đang có nhiều lợi thế, như thủy sản, rau, hoa quả…? |
- Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023 (14/03/2023 - 02:46:37)
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 lập kỷ lục (25/10/2022 - 09:08:36)
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới (25/10/2022 - 09:04:25)
- 2 tháng đầu năm, cả nước có 7 nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD (09/03/2020 - 08:06:37)
- Sữa đặc của Vinamilk đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc (20/02/2020 - 09:37:32)
- Xuất khẩu tôm sang Mỹ dự kiến tăng khoảng 5% trong quý cuối năm 2019 (25/11/2019 - 02:50:29)
- Thêm ba loại thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu vào Trung Quốc (14/10/2019 - 07:04:47)
- Vinamilk dẫn đầu Top 10 công ty uy tín ngành thực phẩm - đồ uống năm 2019 (11/10/2019 - 10:29:39)
- Việt Nam sẽ áp dụng chính sách xuất trả container phế liệu (27/09/2019 - 01:19:47)
- Từ tháng 11, thuế nhập khẩu dầu thô xuống còn 0% (24/09/2019 - 02:55:19)
- Nhập siêu hơn 18 tỷ USD từ Hàn Quốc (23/09/2019 - 06:52:15)
- Bộ Tài chính đề xuất chưa tăng thuế nhập khẩu thép cán nóng (18/09/2019 - 04:04:24)
- Trung Quốc tăng nhập cá ngừ Việt (13/09/2019 - 02:35:58)
- Tình hình xuất khẩu hàng hóa trong 8 tháng đầu năm 2019 (11/09/2019 - 08:41:32)
- Giá hạt tiêu giảm, xuất khẩu gặp khó (09/09/2019 - 04:52:28)
- Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 lập kỷ lục
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới
- Điện thoại và linh kiện giữ vị trí quán quân trong xuất khẩu của Việt Nam...
- Kim ngạch hàng hóa XNK 7 ngày nghỉ lễ đạt gần 400 triệu USD
- Saudi Arabia tạm ngừng nhập khẩu gia cầm sống từ Việt Nam
- Năm 2018, ngành da giày đặt mục tiêu đạt gần 20 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu
- Hơn 53% thuốc trừ sâu ở Việt Nam được nhập từ Trung Quốc
- Việt Nam chi hơn 11 tỷ USD nhập khẩu nông lâm thuỷ sản
- Nửa đầu năm 2017, nhập khẩu bông tăng cả về lượng và trị giá
- Áp thuế tự vệ phân bón DAP, MAP nhập khẩu trong 2 năm
- Đề nghị Ấn Độ sớm bãi bỏ việc tạm dừng nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam
- Mỹ điều tra tủ đựng dụng cụ nhập khẩu từ Việt Nam
- Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 05 tháng đầu năm 2017 tăng 21,5% so với cùng kỳ
- Xuất khẩu xi măng 05 tháng thu về 288 triệu USD
- Xuất khẩu dệt may và giày dép thu về 15 tỷ USD trong 05 tháng
- Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm tăng mạnh
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu tháng 7 giảm hơn 1,6% so với tháng trước
- Việt Nam tiếp tục đứng đầu ASEAN về kim ngạch xuất khẩu sang Canada
- 28 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD