Tạm ngừng nhập nhiều nông sản Ấn Độ vì côn trùng gây hại
(08/03/2017 - 02:33:05)
Theo tin trên báo điện tử Vneconomy.vn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường vừa ban hành Quyết định 558/QĐ-BNN-BVTV ngày 01/3/2017 về việc tạm ngừng nhập khẩu lạc (Arachis hypogaea), hạt muồng (Cassia spp.), hạt ca cao (Theobroma cacao), hạt đậu cô ve (Phaseolus spp.) và quả me (Tamarindus indica) từ Ấn Độ.
Nguyên nhân là các loại nông sản này có nguy cơ cao nhiễm mọt Caryedon serratus - loài mọt nguy hiểm thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam và chưa có trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong năm 2016, Việt Nam đã phát hiện hơn 3 nghìn tấn lạc, 24 tấn quả me và từ đầu năm 2017 đến nay tiếp tục phát hiện thêm 380 tấn lạc từ Ấn Độ bị nhiễm mọt lạc serratus còn sống.
Cụ thể, loài mọt này gây hại trên nhiều loại nông sản như ngũ cốc (gạo, lúa mỳ, yến mạch, lúa mạch…), sản phẩm ngũ cốc (bột ngô, bột mỳ, khô đậu tượng…), hạt có dầu, thảo dược, gia vị, vải, len dạ, giấy, rau, cao su,…
Loài mọt này có thể gây tổn thất lớn về kinh tế do chúng trực tiếp gây ra đối với nông sản cũng như gây mất thị trường xuất khẩu đối với các nông sản của Việt Nam nếu để chúng xâm nhập vào trong nước.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giao Cục Bảo vệ thực vật kiểm dịch chặt chẽ các lô lạc, hạt muồng, hạt ca cao, hạt đậu cô ve và quả me nhập khẩu từ Ấn Độ trong thời gian quyết định tạm ngừng chưa có hiệu lực.
Đồng thời, thông báo chính thức cho cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của Ấn Độ biết để có biện pháp khắc phục triệt để. Tổ chức kiểm tra, xác nhận biện pháp khắc phục của Ấn Độ và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quyết định này có hiệu lực sau 60 ngày kể từ 1/3/2017.
- Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023 (14/03/2023 - 02:46:37)
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 lập kỷ lục (25/10/2022 - 09:08:36)
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới (25/10/2022 - 09:04:25)
- 2 tháng đầu năm, cả nước có 7 nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD (09/03/2020 - 08:06:37)
- Sữa đặc của Vinamilk đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc (20/02/2020 - 09:37:32)
- Xuất khẩu tôm sang Mỹ dự kiến tăng khoảng 5% trong quý cuối năm 2019 (25/11/2019 - 02:50:29)
- Thêm ba loại thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu vào Trung Quốc (14/10/2019 - 07:04:47)
- Vinamilk dẫn đầu Top 10 công ty uy tín ngành thực phẩm - đồ uống năm 2019 (11/10/2019 - 10:29:39)
- Việt Nam sẽ áp dụng chính sách xuất trả container phế liệu (27/09/2019 - 01:19:47)
- Từ tháng 11, thuế nhập khẩu dầu thô xuống còn 0% (24/09/2019 - 02:55:19)
- Nhập siêu hơn 18 tỷ USD từ Hàn Quốc (23/09/2019 - 06:52:15)
- Bộ Tài chính đề xuất chưa tăng thuế nhập khẩu thép cán nóng (18/09/2019 - 04:04:24)
- Trung Quốc tăng nhập cá ngừ Việt (13/09/2019 - 02:35:58)
- Tình hình xuất khẩu hàng hóa trong 8 tháng đầu năm 2019 (11/09/2019 - 08:41:32)
- Giá hạt tiêu giảm, xuất khẩu gặp khó (09/09/2019 - 04:52:28)
- Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 lập kỷ lục
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới
- Điện thoại và linh kiện giữ vị trí quán quân trong xuất khẩu của Việt Nam...
- Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam tăng gần 55% trị giá so với cùng kỳ
- Việt Nam tiếp tục đứng đầu ASEAN về kim ngạch xuất khẩu sang Canada
- Kim ngạch xuất khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm tăng hơn 21%
- Hoa Kỳ nâng mức thuế chống bán phá giá cá tra của Việt Nam
- Thủy sản quyết thu về 9 tỷ USD giá trị xuất khẩu 4 năm tới
- Xe ôtô nhập khẩu về Việt Nam giảm 22% trong tháng 9/2017
- Thuế nhập khẩu nhiều loại linh kiện ô tô về 0%
- Hai tháng đầu năm, xuất khẩu thép sang Mỹ tăng mạnh
- EU vượt Mỹ trở thành nơi tiêu thụ thuỷ sản số một của Việt Nam
- 2 tháng, người Việt chi 1.770 tỷ đồng nhập khẩu đá quý, kim loại quý
- Xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh sẽ không còn ùn tắc
- Xăng dầu đứng đầu nhóm hàng tăng trưởng xuất khẩu sang Thái Lan
- Kim ngạch hàng hóa XNK 7 ngày nghỉ lễ đạt gần 400 triệu USD
- Xuất khẩu mực, bạch tuộc dự kiến đạt 420 triệu USD
- Người Việt chi gần 3 triệu USD/ngày nhập rau quả ngoại
- Việt Nam chính thức ngừng nhập khẩu thịt bò từ Brazil