4 tháng đầu năm, chi ngân sách thường xuyên đạt 32,1%
(25/05/2018 - 10:14:24)
Theo Báo cáo tại buổi họp báo chuyên đề về Tăng cường kỷ luật, kỷ cương NSNN, do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 25/5, trong 4 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách ước đạt 446,4 nghìn tỷ đồng, tổng chi khoảng 410 nghìn tỷ đồng, trong đó, chi thường xuyên chiếm tới 73,5% tổng chi.
Theo các chuyên gia kinh tế, bức tranh chi 4 tháng đầu năm nay khá “tối” khi chi thường xuyên, trả nợ lãi tăng trong khi chi đầu tư lại giảm so với cùng kỳ. Nếu so chi thường xuyên tức là chi cho lương, cho hoạt động của bộ máy nhà nước với tổng số thu thì chi thường xuyên chiếm 66% tổng thu. Nói cách khác, thu được 3 đồng thì tiêu 2 đồng, số còn lại để chi trả nợ vay và chi đầu tư.
Bộ Tài chính cho biết, năm 2018 là năm ngành Tài chính phấn đấu thu NSNN vượt khoảng 3% dự toán, giữ bội chi NSNN ở mức không quá 3,7% GDP, tăng cường kỷ luật kỷ cương tài chính, quản lý nợ công an toàn, bền vững.
Theo Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2018 đã được Quốc hội thông qua, tổng số thu NSNN dự toán năm 2018 là 1.319.200 tỷ đồng.Tổng số chi NSNN là 1.523.200 tỷ đồng. Mức bội chi NSSN là 204.000 tỷ đồng, tương đương 3,7% GDP, bao gồm: Bội chi ngân sách trung ương là 195.000 tỷ đồng, tương đương 3,54%GDP; Bội chi ngân sách địa phương là 9.000 tỷ đồng, tương đương 0,16%GDP. Tổng mức vay của NSNN, bao gồm vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của NSNN là 363.284 tỷ đồng.
Tại buổi họp báo chuyên đề về Tăng cường kỷ luật, kỷ cương NSNN tổ chức chiều ngày 25/5, Bộ Tài chính cho biết, 4 tháng đầu năm, thu ngân sách ước đạt 446,4 nghìn tỷ đồng, tổng chi khoảng 410 nghìn tỷ đồng, trong đó, chi thường xuyên chiếm tới 73,5% tổng chi.
Giải thích về kết quả của 4 tháng đầu năm, Bộ Tài chính cho biết, theo thông lệ, những tháng đầu năm chi đầu tư phát triển thường chậm (do các bộ, ngành, địa phương đang trong quá trình triển khai phân bổ, thông báo kế hoạch vốn đầu tư cho các chủ đầu tư, đồng thời ảnh hưởng của Tết Nguyên đán); Chi thường xuyên (thanh toán lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội và chi phục vụ hoạt động của các cơ quan đơn vị...) tương đối đều trong năm; Chi trả nợ lãi theo tiến độ của các khoản nợ đến hạn.
Qua kết quả thực hiện 4 tháng, diễn biến chi thường xuyên đạt 32,1%, tăng 5,4% so cùng kỳ năm trước là phù hợp với dự toán và thực tế triển khai nhiệm vụ của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Trong thực tế, cơ cấu chi thường xuyên, chi hoạt động các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể chiếm khoảng 14,47%, còn lại là chi phát triển các sự nghiệp y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đây là các lĩnh vực chi ưu tiên theo Nghị quyết của Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, tiến độ chi đầu tư phát triển 4 tháng đạt 16,3% dự toán, giảm 5,2% so cùng kỳ là vấn đề đáng lo ngại, cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính cũng cho biết trong thời gian tới, đối với thu NSNN, các Bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng làm nền tảng tăng thu nội địa. Đối với các thành phố lớn đã được giao cơ chế tài chính đặc thù, đề nghị triển khai nghiêm túc để nhanh chóng phát triển các địa bàn này thành đầu tàu kinh tế của cả nước.
Bên cạnh đó, tăng cường quản lý thu, hoàn thiện chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thu, hạn chế tối đa các chính sách miễn giảm, giãn thuế, tạo chuyển biến rõ nét trong chống thất thu thông qua triển khai hoá đơn điện tử.
Xử lý và ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, quản lý chặt chẽ việc xác định giá tính thuế, phát hiện, ngăn chặn các hành vi chuyển giá, trốn lậu thuế, tăng cường thu từ khu vực kinh tế phi chính thức, quyết tâm hoàn thành vượt dự toán thu NSNN 2018. Đẩy mạnh công tác truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội về việc hoàn thiện chính sách thu, cơ cấu lại thu NSNN, đảm bảo hiệu quả bền vững theo các mục tiêu đề ra.
Đối với chi NSNN, phân bổ ngay và hết dự toán 2018 được giao từ đầu năm theo đúng thứ tự ưu tiên, đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý NSNN. Tiết kiệm các khoản chi thường xuyên gắn với việc thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả theo Nghị quyết 18 của Trung ương...
Thực hiện nghiêm kỷ luật kỷ cương ngân sách, chủ động điều hành NSNN chặt chẽ. Trường hợp thu ngân sách địa phương khó khăn phải chủ động sắp xếp lại các khoản chi, sử dụng nguồn dự phòng, dự trữ tài chính, các nguồn tài chính khác để đảm bảo cân đối ngân sách trong phạm vi dự toán Quốc hội đã quyết định. Khẩn trương tổ chức lại, đổi mới cơ chế quản lý các quỹ ngoài ngân sách./.
- Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN: Cơ hội kết nối, hợp tác xúc tiến thương mại (14/03/2023 - 02:52:29)
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới (25/10/2022 - 09:03:00)
- 172 doanh nghiệp với 325 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022 (25/10/2022 - 09:00:21)
- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng trần lãi suất huy động và cho vay thêm 1% (25/10/2022 - 08:56:57)
- Thương mại điện tử đạt quy mô trên 16 tỷ USD (25/05/2022 - 08:20:41)
- Vingroup sắp xây nhà máy sản xuất cell pin hơn 8.800 tỷ (21/10/2021 - 08:12:53)
- Giải pháp 'mua sắm trước - trả tiền sau' trên ví điện tử (21/10/2021 - 08:09:41)
- Ngành Thuế tăng cường hỗ trợ quyết toán thuế qua mạng (09/03/2020 - 07:55:06)
- Năm 2019, thương mại 2 chiều Việt Nam-EU đạt 56,4 tỷ USD (20/02/2020 - 09:41:15)
- Gạo ST24 Việt Nam đạt giải “Gạo ngon nhất thế giới năm 2019” (25/11/2019 - 02:29:43)
- Hải Phòng khánh thành tuyến đường đôi gần 1.300 tỷ đồng tại huyện Vĩnh Bảo (14/10/2019 - 07:02:01)
- Công ty Vedan Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp xuất sắc” tỉnh Đồng Nai năm 2019 (11/10/2019 - 10:25:17)
- Nhiều chính sách lao động có hiệu lực từ tháng 10/2019 (30/09/2019 - 04:37:29)
- Đã cắt giảm 211 Chi cục thuế trên cả nước (27/09/2019 - 01:17:08)
- Giá vàng hôm nay 24/9: Vàng 9999, vàng SJC lại tăng dựng đứng (24/09/2019 - 02:48:04)
- Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN: Cơ hội kết nối, hợp tác xúc tiến thương mại
- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng trần lãi suất huy động và cho vay thêm 1%
- Xuất khẩu phân bón xác lập kỷ lục mới
- 172 doanh nghiệp với 325 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022
- Giải pháp 'mua sắm trước - trả tiền sau' trên ví điện tử
- Thương mại điện tử đạt quy mô trên 16 tỷ USD
- Vingroup sắp xây nhà máy sản xuất cell pin hơn 8.800 tỷ
- Tính đến 15/3, tổng thu ngân sách Nhà nước quý I đạt 216.700 tỷ đồng
- Siết quản lý hóa chất, methanol sản xuất rượu
- Australia và WB hợp tác hỗ trợ Việt Nam cải cách kinh tế
- 5 tháng, du lịch Hà Nội thu về hơn 29,2 ngàn tỷ đồng
- Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam
- Tổ chức tín dụng bị phá sản, người gửi tiền được bảo hiểm tối đa 75 triệu đồng
- Nửa đầu năm thu về hơn 11.000 tỷ đồng từ thoái vốn DNNN
- 6 tháng đầu năm, Hải quan TP. Hà Nội thu ngân sách đạt 10.422 tỷ đồng
- TKV sắp thoái vốn tại công ty nắm quyền khai thác mỏ đồng lớn nhất Việt Nam
- Khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2017
- Tỷ lệ nữ lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam cao nhất Đông Nam Á
- Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017
- Ngân hàng Nhà nước kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô