Khái niệm thương hiệu việt  
  Quy trình xây dựng thương hiệu  

TÌNH HÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Trên thị trường quốc tế, Việt Nam đang xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo, thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản… và chất lượng của các mặt hàng này ngày cũng càng tăng. Tuy nhiên, tới 90% hàng Việt Nam phải vào thị trường thế giới thông qua trung gian dưới dạng thô, hoặc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài. Do đó, người tiêu dùng nước ngoài vẫn còn chưa có khái niệm về hàng hóa mang thiệu hiệu Việt Nam. Đây là một sự yếu kém thua thiệt lớn của hàng xuất khẩu Việt Nam ra thị trường nước ngoài...

Tìm kiếm  
Công ty Cổ phần Vật tư tổng hợp Thanh Hóa
 
Công ty Cổ phần Vật tư tổng hợp Thanh Hóa

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP THANH HÓA

Địa chỉ: Số 753 Bà Triệu, Phường Trường Thi, Tp. Thanh Hoá, Thanh Hoá

  • Tên giao dịch: TGMC
  • Giấy phép kinh doanh: 2800113535 - ngày cấp: 01/10/1998
  • Ngày hoạt động: 19/05/2006
  • Điện thoại: 0373756166 - Fax: 0373756166
  • Giám đốc: LÊ NGỌC HẠNH / LÊ NGỌC HẠNH

Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp Thanh Hóa tiền thân là Công ty Vật tư Tổng hợp Thanh Hóa được thành lập từ ngày 15/3/1965, trực thuộc liên hiệp cung ứng vật tư khu vực I - Bộ Vật tư, sau đó là Bộ Thương mại và nay là Bộ Công Thương.

Trong suốt những năm bão lửa chiến tranh mà Thanh Hóa là một trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ, cho đến khi thống nhất đất nước năm 1975, Công ty là điểm tựa và cầu nối trọng điểm trong việc cung cấp và trung chuyển vật tư sắt thép, xi măng, hóa chất, xăng dầu, than, vật liệu điện, phụ tùng ô tô... phục vụ cho chiến dịch giải phóng miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Khi bước vào thời kỳ đổi mới, Công ty gặp khá nhiều khó khăn trong giai đoạn khởi đầu của nền kinh tế thị trường. Là một đơn vị có bề dày truyền thống nhưng chuyển sang hạch toán kinh doanh thì không phù hợp, bộ máy già cỗi, tư duy sản xuất lạc hậu, nên Công ty sẵn sàng thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với hy vọng đón một luồng gió mới. Tuy nhiên lúc Công ty hoàn thành việc chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần vào giữa năm 2006 thì niềm vui vẫn chưa thật sự trọn vẹn với một khoản dư nợ tài chính quá lớn, lên tới 77 tỷ đồng.

Tư tưởng người lao động chán nản, Công ty nợ lương công nhân lao động, các chủ nợ làm đơn gửi Tòa án Kinh tế tỉnh Thanh Hóa... Thêm nữa, do không hiểu bản chất của cổ phần hóa, nội bộ lại không đoàn kết. Đây là thời điểm khó khăn nhất, tiềm ẩn nguy cơ phá sản doanh nghiệp. Và đến ngày 29/10/2009, Tòa án Nhân dân tỉnh đã ra quyết định mở thủ tục phá sản Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp Thanh Hóa.

Nhưng không thể để một thương hiệu có bề dày truyền thống của Bộ Công Thương, đóng trên địa bàn Xứ Thanh đi vào dĩ vãng, cũng như không thể bỏ mặc cho số phận 157 lao động đã từng đặt niềm tin vào mô hình hoạt động mới, vào ban lãnh đạo mới, Công ty đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, huy động mọi nguồn lực tài chính được trên 66 tỷ đồng đầu tư trực tiếp, cứu doanh nghiệp khỏi “án” phá sản.

Món nợ gần 77 tỷ đồng đã lấy đi của Công ty khá nhiều tâm lực để giải quyết, nhưng cũng cho Công ty một bài học kinh nghiệm quý giá: Hơn lúc nào hết phải gắn kết sản xuất với thị trường, cung ứng những sản phẩm mà thị trường cần. Bài học nằm lòng này đã theo suốt trong những năm Công ty phục hồi và phát triển.

Bởi vậy, sau 9 năm cổ phần hóa, với bao nhiêu thách thức khó khăn, đặc biệt năm 2012 là năm có nhiều diễn biến phức tạp: Suy thoái kép nền kinh tế toàn cầu đã tác động khó khăn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong cả nước nói chung; nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động và phá sản; nhưng với sự cố gắng, nỗ lực của Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo Công ty, tập thể CBCNV-LĐ cùng với bài học gắn kết sản xuất với thị trường đã giúp Công ty vượt qua thách thức và đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ.

Và như thế, thương hiệu Vật tư Tổng hợp Thanh Hóa đã liền mạch 50 năm qua chưa bao giờ đứt đoạn.

Doanh thu hàng năm đều tăng trưởng: Năm 2006; 39 tỷ đồng, đến năm 2014 đạt 167 tỷ đồng. Dự kiến năm 2015, doanh thu đạt 450 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước từ 13,5 tỷ đồng đến 25 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân hàng năm từ 27% trở lên. Thu nhập bình quân của người lao động, năm khởi đầu cổ phần hóa 2006 là 1,6 triệu đồng/người/ tháng, đến nay đã đạt được 5,6 triệu đồng/người/tháng. Đầu tư mới 56,21 tỷ đồng.